Răng khôn đang là vấn đề khá phổ biến đối với mọi người trong độ tuổi trưởng thành.Mặc dù vậy, các kiến thức y khoa về quy trình nhổ và sau khi nhổ vẫn còn khá mơ hồ đối với nhiều người. Đặc biệt là giai đoạn cần đi cắt chỉ nha khoa sau khi đã nhổ răng khôn. Vậy nên, trong bài viết này Azonnal sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật các thông tin về quy trình cắt chỉ và chăm sóc răng sau khi nhổ. Cùng theo dõi ngay nhé!
Tại sao cần phải nhổ răng khôn?
Trước hết bạn cần hiểu rằng, răng khôn là răng mọc ngầm, thường là răng cuối nằm sâu bên trong hàm. Răng khôn có xu hướng mọc ngang thay vì mọc dọc lên như các răng khác, dẫn đến tình trạng sưng, đau răng, đẩy lệch hàm, khiến thức ăn bị kẹt dẫn đến sâu răng, hôi miệng,… Vì vậy, rất nhiều người đã chọn cách phẫu thuật để nhổ răng khôn.
Tại sao cần phải khâu sau khi phẫu thuật răng khôn?
Trong quá trình phẫu thuật răng khôn, các nha sĩ sẽ rạch một đường trên nướu răng, tại khu vực đang sưng vì răng khôn mọc. Khi vết cắt đủ sâu để lộ răng khôn ở dưới, bác sĩ sẽ lấy ra dễ dàng.
Việc cuối cùng là phải khâu vết rạch lại bằng chỉ nha khoa để đảm bảo vết thương không bị hở, cầm máu nhanh hơn và không bị đọng thức ăn. Bệnh nhân sẽ được thấm thuốc tê trước khi nhổ răng để giúp giảm đau trong suốt quá trình thực hiện.
Các mũi khâu giúp đóng vết thương bằng cách giữ các mô nướu của bạn lại với nhau và điều này giúp cầm máu sau khi phẫu thuật tốt hơn.
Đối với các loại chỉ nha khoa được sử dụng để phẫu thuật răng khôn, các nha sĩ có thể dùng loại chỉ tự tiêu hoặc chỉ không tự tiêu. Cả 2 loại này đều có những ưu điểm riêng và cũng sẽ phụ thuộc theo sự lựa chọn của bạn hoặc nha sĩ của bạn.
Lợi ích khi khâu vết thương nhổ răng khôn bằng chỉ tự tiêu
Chỉ khâu tự tiêu là loại có thể tự “hòa tan” ngay trong cơ thể sau một khoảng thời gian ngắn. Loại chỉ khâu tự tiêu này thường được sử dụng để đóng các vết thương nằm sâu bên trong cơ thể, khó tiếp cận, khiến việc cắt chỉ khó được thực hiện.
Điều này giúp loại bỏ cuộc phẫu thuật tiếp theo để tháo chỉ khâu. Tuy nhiên, chỉ khâu tự tiêu vì không có tính bền cao nên rất dễ đứt nếu bạn vận động cơ miệng quá nhiều, khiến vết thương bị hở và có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Lợi ích khi khâu bằng chỉ không tự tiêu
Loại chỉ phẫu thuật không tự tiêu được làm bằng các sợi không hòa tan và có độ bền cao hơn. Chúng được sử dụng để đóng các vết thương trong một khoảng thời gian dài hoạc các vết thương lớn, dễ rách. Các chỉ khâu không tự tiêu cũng thường được sử dụng cho các nơi cần độ thẩm mỹ cao.
Theo đó chúng sẽ được loại bỏ sớm để tránh viêm mô và tránh để lại sẹo.Đối với việc phẫu thuật răng khôn, chỉ không tự tiêu vẫn được nhiều nơi tin dùng vì độ bền cao và giúp cố định vết mổ khi bạn ăn uống.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp 2 loại chỉ khâu nha khoa này chẳng hạn như là công ty chỉ phẫu thuật CPT, để tránh trường hợp chỉ bị đứt trong quá trình lành vết thương, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các loại chỉ này tại cpt-medical.com.
Khi nào sẽ phải cắt chỉ sau khi nhổ răng khôn?
Bỏ qua các yếu tố như các tác động từ bên ngoài, tốc độ phục hồi của bệnh nhân, thì thời điểm phù hợp để cắt chỉ sau khi nhổ răng khôn trung bình là từ 7-12 ngày.
Với những người có cơ địa tốt và chăm sóc kỹ vết thương sau khi mổ, bạn có thể tháo chỉ sau 5-7 ngày. Hạn chế để chỉ khâu quá 2 tuần nhằm tránh trường hợp vết mổ liền lại khiến chỉ bám sâu vào nướu, trở thành dị vật và dễ dẫn đến nhiễm trùng..
Các mẹo chăm sóc răng sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn, việc vệ sinh và chăm sóc vết thương là vô cùng quan trọng, tránh vết thương bị sưng nhức hoặc thậm chí bị nhiễm trùng. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số mẹo chăm sóc vết thương sau phẫu thuật:
- Sau khi nhổ răng khôn, ai cũng sẽ cảm thấy đau nhức và sưng tấy ở vùng bị nhổ. Vì vậy, phải luôn làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc uống thuốc giảm đau và chế độ ăn uống. Có thể chườm đá khoảng 20 phút để giảm đau và giảm tình trạng sưng tấy.
- Lưu ý nên tránh lạm dùng thuôc giảm đau như dùng với liều lượng cao hoặc dùng liên tục trong khoảng thời gian dài.Hãy ngủ với gối mềm, kê cao đầu để giảm thiểu tình trạng sưng tấy.
- Tránh dùng nhiều lực khi đánh răng để tránh tình trạng bung chỉ khiến vết thương bị rách và chảy máu. Thay vào đó hãy dùng bàn chải với đầu lông mềm, nhẹ nhàng súc miệng bằng nước ấm để giảm sưng.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng, giòn, cần nhai nhiều hoặc các thực phẩm quá nóng ảnh hưởng đến vết khâu.
- Thường xuyên làm sạch vị trí khâu vì chỉ khâu rất dễ bám thức ăn gây nhiễm trùng.
- Tránh các loại thực phẩm có chứa caffeine, các sản phẩm thuốc lá, rượu bia và ống hút vì có thể gây chảy máu, làm chậm quá trình lành lại của vết thương.
- Ngoài ra có nhiều trường hợp ghi nhận cục máu đông tại răng khôn sau khi nhổ bị vỡ dẫn đến nhiễm trùng nếu bạn tập thể dục hoặc vận động nặng quá mức.
- Tuyệt đối không tự kéo chỉ khâu ra nếu vết thương đang lỏng lẻo hoặc khó chịu. Điều này sẽ khiến chảy máu ở vết thương hoặc thậm chí khiên vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Các câu hỏi thường gặp khi nhổ răng khôn
Chắc hẳn đọc đến đây bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi trong đầu về việc nhổ răng khôn. Dưới đây sẽ là một số câu hỏi thường gặp và câu trả lời đến từ những người đã có kinh nghiệm, hãy cùng tham khảo nhé!
Quy trình cắt chỉ khâu răng khôn như thế nào?
Bước 1: Khu vực lấy chỉ sẽ được được làm sạch và làm khô tương đối để nha sĩ dễ dàng thấy được đoạn chỉ khâu.
Bước 2: Nha sĩ sẽ cần cắt chỉ khâu nổi lên trước tiên, họ cần nhấc đường khâu của bạn lên khỏi mô nằm trên đó, chỉ đủ xa để có chỗ cho đầu kéo của họ.
Bước 3: Chỉ khâu đã nhô lên sẽ được cắt bằng một chiếc kéo nhỏ mũi nhọn. Sau đó, nha sĩ sẽ cắt chỉ xuống sát bề mặt nướu của bạn. Mục đích là để sợi chỉ được kéo qua mô răng bớt dày và ít đau hơn.
Bước 4: Nha sĩ sẽ dùng lực nhẹ nhàng và ổn định để kéo chỉ khâu ra khỏi răng. Sợi chỉ sẽ được kéo theo hướng về phía vết thương.
Bước 5: Sau khi lấy hết chỉ khâu, nha sĩ sẽ làm sạch vết thương bằng băng gạc cầm máu và cho bệnh nhân súc miệng.
Cắt chỉ khâu răng khôn có đau không?
Tới thời điểm cắt chỉ, vết thương của bạn cũng đã lành và sợi chỉ phẫu thuật thường rất mảnh nên bạn sẽ cảm thấy rất ít đau, chỉ làm cảm giác khó chịu nhẹ. Đối với các nha sĩ lành nghề, bạn thậm chí không biết quá trình lấy chỉ kết thúc từ khi nào.
Quên cắt chỉ khâu răng khôn có vấn đề gì không?
Như đã nhắc đến ở trên, chỉ khâu nên được cắt lâu nhất là 2 tuần sau khi nhổ răng khôn. Nếu để chỉ trong vết thương quá lâu có thể dẫn đến việc thức ăn thừa bám lên gây hôi miệng, sâu răng.
Điều này còn ảnh hưởng đến khớp cắn, làm lực nhai giảm kéo theo tăng áp lực lên hoạt động co bóp dạ dày. Từ đó kéo theo nhiều hệ lụy như lệch hàm, cơ mặt 2 bên không cân bằng, đau dạ dày,…
Theo thời gian, chỉ cũng sẽ tự tiêu trong khoang miệng nhưng dễ dẫn đến các vấn đề như nhiễm trùng, đau răng gây khó chịu trong thời gian dài. Các sợi chỉ còn sót lại hoặc chưa kịp tiêu hóa sẽ trở thành những mảng bám tích tụ trong khoang miệng và khiến vi khuẩn càng sinh sôi, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng.
Tóm lại, sau khi nhổ răng khôn, bạn cần phải chăm sóc kỹ vết mổ bao gồm làm theo hướng dẫn của nha sĩ và phải hẹn tái khám để đảm bảo mọi thứ đều ổn. Nếu chăm sóc hậu phẫu tốt thì cảm giác khó chịu sau phẫu thuật sẽ giảm dần trong vòng vài ngày. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về quy trình nhổ răng khôn và khi nào cần phải đi cắt chỉ sau nhổ răng.