Những ai có dự định khởi nghiệp thì đều cần tìm hiểu mục tiêu Marketing để quản trị và đưa doanh nghiệp vươn xa nhiều người biết tới. Vậy mục tiêu Marketing là gì mà có sức ảnh hưởng lớn với doanh nghiệp như thế. Đồng thời tìm hiểu cách xác định mục tiêu của Marketing cho doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nội dung dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
Mục tiêu Marketing là gì?
Mục tiêu Marketing còn được hiểu là mục tiêu tiếp thị bán hàng, tức là bạn cần có một định hướng rõ ràng, có kế hoạch cụ thể để giúp bạn đẩy mạnh các mục tiêu trong kinh doanh thêm phần phát triển mạnh mẽ.
Những mục tiêu ấy được thể hiện rõ bằng việc tạo tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, phát triển thương hiệu và đưa giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đến với khách hàng một cách thực tế. Nếu một kế hoạch không được cụ thể, rõ ràng, không có giá trị cho khách hàng thì kế hoạch đó nên bỏ đi.
Tại sao cần đặt mục tiêu Marketing?
Khi nghĩ đến tiếp thị bán hàng thì bạn cần đặt ngay cho doanh nghiệp mục tiêu Marketing để góp phần đẩy mạnh kế hoạch và định hướng đường đi nhắm vào tệp khách hàng rõ ràng như thế nào.
Đặt mục tiêu kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí quảng cáo ở mức tối đa vì trước đó đã xác định được sẵn tệp khách hàng tiềm năng nên chỉ nhắm vào đúng đối tượng.
Tiếp theo, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng tiếp thị, không những xác định được đúng đối tượng mà cần nhắm đúng vào nhu cầu, thị hiếu của họ để tiếp thị.
Cuối cùng, để mục tiêu Marketing được hiệu quả tối thì doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược về giá cả và chất lượng sản phẩm có tính cạnh tranh cao so với đối thủ.
Đặt mục tiêu Marketing theo tiêu chí SMART
Tiêu chí SMART trong Marketing hiện nay đã được rất nhiều người biết tới và áp dụng một cách hiệu quả. SMART là viết tắt của các chữ tiếng Anh Specific (cụ thể), Measurable (yếu tố đo lường được), Achievable (khả năng thực thi sản phẩm), Relevant ( yếu tố thực tế của sản phẩm) và Time-bound (có cột mốc thời gian cụ thể).
- Đầu tiên, xét về tính cụ thể thì doanh nghiệp cần lập rõ những kế hoạch chi tiết với số liệu một cách cụ thể để nắm bắt được sát sao tình hình kinh doanh.
- Tiếp theo là yếu tố về đo lường, tất cả các kế hoạch của doanh nghiệp cần chi tiết cụ thể được thể hiện qua số liệu được đo lường, không nên mông lung, ước lượng và thiếu thực tế.
- Tiếp theo, chúng ta cần xét tới khả năng thực thi khi đặt mục tiêu. Doanh nghiệp cần nói phải đi đôi với làm, mọi việc chỉ có kế hoạch trên giấy mà không làm thực tế thì đều trở nên vô nghĩa.
- Hơn nữa, mục tiêu đã lập ra cần có thời gian thực hiện cụ thể và nhanh chóng, càng kéo dài thì doanh nghiệp càng phải gánh nhiều chi phí và khó trụ lại được lâu trên thị trường.
- Cuối cùng, chúng ta không thể không xét tới tính thực tế khi lập ra mục tiêu Marketing vì mục tiêu đưa sản phẩm tới với thị trường phải đảm bảo văn hóa, thị hiếu và nhu cầu thực tế của người dùng. Tiếp thị những sản phẩm người dùng không có nhu cầu thì không khác nào đưa doanh nghiệp tới bờ vực.
Các loại mục tiêu Marketing quan trọng hiện nay
Tăng nhận thức thương hiệu
Doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo cho nhân viên tăng hiểu biết, nhận thức về thương hiệu của mình để truyền bá một cách đúng đắn tránh lệch lạc.
Marketing truyền miệng cũng khá đáng tin và bền vững. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đẩy mạnh quảng cáo trên các kênh truyền hình giờ vàng, VOV hay áp phích để nhận thức về thương hiệu của người dân được ăn sâu vào tiềm thức.
Thu hút khách hàng mới
Doanh nghiệp nào cũng muốn thu hút được khách hàng ở mức tối đa cho nên việc đẩy mạnh các khuyến mại, các quảng cáo phủ sóng để khách hàng ghi nhớ sản phẩm là rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng mới. Ngoài ra thì doanh nghiệp cần có chế độ hậu mãi, chăm sóc khách hàng để họ quay lại và giới thiệu thêm bạn bè.
Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp rất quan trọng, nó không chỉ nằm ở Marketing mà còn là mục tiêu chiến lược trong kinh doanh và lợi ích trong sản phẩm đem lại. Để tỷ lệ chuyển đổi được tăng tiến thì cần dựa vào việc bạn có xác định chính xác mục tiêu và xây dựng sản phẩm tốt hay không và giải quyết khiếu nại của khách hiệu quả.
Tăng giá trị khách hàng
Khách hàng nào cũng muốn được doanh nghiệp tôn trọng và chăm sóc sau khi mua hàng. Vì thế, việc doanh nghiệp cần làm để tăng giá trị và làm khách hàng cảm thấy hài lòng là chú trọng đầu tư mạnh vào nguồn nhân lực cho Marketing chất lượng cao.
Làm tăng giá trị cho khách hàng cũng là tăng giá trị của sản phẩm, thương hiệu và làm khách hàng cảm thấy hài lòng, quay lại ủng hộ sản phẩm tiếp, đó là yếu tố bền vững giúp thương hiệu vươn lên tốp đầu trên thị trường.
Bạn có thể làm tăng giá trị khách hàng bằng cách luôn luôn lắng nghe góp ý có chọn lọc để cải thiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm, phát triển đa dạng phong phú về sản phẩm để người dùng có nhiều lựa chọn…
Tạo khách hàng tiềm năng
Việc tạo tệp khách hàng tiềm năng vừa là cơ hội vừa là thách thức cho doanh nghiệp. Để tìm ra được tệp khách hàng tiềm năng là rất khó khăn vì trên thị trường có vô vàn đối thủ cạnh tranh cũng như đa dạng sản phẩm, chủng loại. Tìm ra được khách hàng tiềm năng rồi, làm thế nào để giữ chân khách hàng cũng là một bài toán khó.
Vì thế, doanh nghiệp cần xây dựng các kế hoạch cụ thể mang tính chiến lược để làm vấn đề này trở nên thực tế và hiệu quả. Bạn cần đẩy mạnh quảng cáo tập trung vào phân khúc khách hàng mà sản phẩm của mình hướng tới, các chương trình khuyến mại trải nghiệm sản phẩm và khai thác thông tin cũng như mức độ tin dùng sản phẩm.
Cách xác định mục tiêu Marketing cho doanh nghiệp hiệu quả
Mỗi doanh nghiệp sẽ gặp một vấn đề khó khăn khác nhau nên để mục tiêu Marketing đạt hiệu quả cần chia làm các phương án cụ thể chi tiết để áp dụng với từng hiện trạng của doanh nghiệp.
Dựa theo mục tiêu truyền thông
Công ty nào cũng cần bán hàng hóa được trôi chảy, không còn hàng tồn kho để duy trì và ngày càng phát triển cũng như gia tăng lợi nhuận, tăng giá trị thương hiệu nên mục tiêu truyền thông doanh nghiệp phải cần chú trọng đẩy mạnh.
Làm tốt mục tiêu đó thì bạn cần nắm bắt được nhận thức của khách hàng về sản phẩm, khách hàng có tin dùng quay lại là bao nhiêu % và họ ấn tượng với sản phẩm của doanh nghiệp mình bởi lý do gì.
Dựa theo mục tiêu kinh doanh
Mục đích cuối cùng trong kinh doanh của doanh nghiệp là thu về được tối đa lợi nhuận. Việc đẩy mạnh mục tiêu kinh doanh để gia tăng doanh số bán hàng và đem về lợi nhuận là rất quan trọng.
Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần xác định cụ thể các mục tiêu về doanh số bán hàng để chuẩn bị dây chuyền sản xuất đáp ứng nguồn hàng, tỷ lệ người dùng biết tới sản phẩm cao để chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực đó. Và cuối cùng là sự tăng trưởng của công ty để tăng giá trị thương hiệu góp phần tăng giá trị của doanh nghiệp.
Dựa theo mục tiêu tiếp thị
Bạn cần vạch sẵn cho doanh nghiệp của mình các mục tiêu, việc làm cụ thể để quảng bá sản phẩm cũng như đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng.
- Đầu tiên là doanh nghiệp cần có chiến lược thay đổi thói quen của người dùng, đẩy mạnh thu hút thêm nhiều khách hàng mới, tạo nhiều chương trình khuyến mại mua 1 được 2 để khách hàng có thể nới lỏng hầu bao sẵn sàng chi trả thêm.
- Sau đó là luôn có các chương trình quảng cáo gây ấn tượng cùng bao bì sản phẩm độc lạ gây ấn tượng để sản phẩm ăn sâu vào tiềm thức mỗi khi họ cần sử dụng mà không nghĩ tới sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Trên đây, chúng tôi đã nêu cho bạn cách xác định mục tiêu Marketing cho doanh nghiệp hiệu quả. Mong rằng bạn đã tích lũy thêm được các kiến thức để vận dụng tốt trong công việc kinh doanh của mình.