Lúa vụ Đông Xuân là một trong những vụ mùa quan trọng của nhà nông. Để cây lúa sinh trưởng và hấp thu chất dinh dưỡng tốt giúp lúa có bông to, số lượng bông nhiều, hạt lúa chắc đều cần phải nắm rõ kỹ thuật chăm sóc lúa. Từ khâu chọn giống, gieo trồng cho đến tưới nước, bón phân và quan sát sâu bệnh, loại trừ sâu bệnh đều rất quan trọng. Tham khảo kỹ thuật chăm sóc lúa vụ Đông Xuân giúp lúa sinh trưởng khỏe mạnh, cho năng suất cao chi tiết ở nội dung được Azonnal tổng hợp bên dưới.
Lúa vụ Đông Xuân diễn ra vào thời gian nào?
Lúa vụ Đông Xuân thường người dân chọn giống và gieo trồng từ tháng 9 khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện. Cơn mưa này sẽ kéo dài từ tháng 9 kéo dài đến tháng 2 của năm tiếp theo. Đây chính là thời điểm cây lúa được gieo trồng, phát triển khỏe mạnh và trổ bông. Đến cuối tháng 4, đầu tháng 5 chính là thời gian lý tưởng để thu hoạch lúa vụ Đông Xuân.
Kỹ thuật chăm sóc lúa vụ Đông Xuân
Vụ Đông Xuân sẽ đạt được sản lượng tốt khi nhà nông nắm rõ được các đặc điểm về vụ Đông Xuân như sau:
- Thời gian bắt đầu vụ Đông Xuân sẽ từ tháng 9 kéo dài đến cuối tháng 4 năm sau. Trong khoảng thời gian này sẽ có những đợt khí hậu lạnh, vì thế, cần chọn các giống lúa có khả năng chịu rét tốt để đảm bảo sinh trưởng của cây lúa không bị ảnh hưởng.
- Nên chọn các giống lúa Đông Xuân phù hợp với từng điều kiện thời tiết của từng vùng miền. Nên chọn các giống lúa ngắn ngày có sức kinh trưởng tốt để lúa phát triển nhanh và cho sản lượng tốt.
- Nhu cầu về nước của lúa vụ Đông Xuân cũng cao hơn so với các vụ lúa khác. Nên đảm bảo hệ thống kênh nước để ổn định độ ẩm giúp cây sinh trưởng tốt.
- Lúa vụ Đông Xuân sẽ có chiều cao từ 1 đến 1,5m.
- Các giống lúa vụ Đông Xuân hiện nay được cải thiện chất lượng sinh trưởng và sản lượng khá tốt. Giống lúa này có thể trồng ở các điều kiện khác nhau, kể cả các điều kiện khắc nghiệt của miền núi hay vùng bị ngập nước thường xuyên.
- Mỗi vụ thu hoạch lúa Đông Xuân sẽ đạt sản lượng lý tưởng từ 4 đến 6 tấn/ha. Hạt to, chắc mẩy và có hàm lượng protein cao nên có giá trị xuất khẩu.
Cần quan tâm đến kỹ thuật chăm sóc lúa vụ Đông Xuân từ chọn giống, gieo sạ, tưới tiêu nước cho đến bón phân, trừ sâu bệnh để đạt chất lượng và sản lượng lúa tốt nhất.
Kỹ thuật chọn giống và gieo sạ lúa
Nên chọn các giống lúa từ các nhà phân phối giống lúa uy tín. Những đơn vị này sẽ tư vấn giống lúa phù hợp với điều kiện sinh trưởng của từng vùng. Hiện nay lúa Đông Xuân thường được nhà nông chọn các giống như GS9, GS55, GS999… đến từ thương hiệu Goldseed.
Nhà nông nên chú trọng đến điều kiện nảy mầm và độ ẩm của đất để tạo môi trường sinh trưởng tốt cho lúa. Sau đó tiến hành ủ giống và gieo sạ đúng kỹ thuật. Trước khi gieo sạ lúa vụ Đông Xuân nhà nông cũng cần làm đất tơi xốp và loại bỏ các loại cỏ, mầm bệnh có thể gây hại cho lúa và bắt bỏ các loại ốc bưu vàng…
Cách ngâm ủ giống lúa vụ Đông Xuân:
- Sau khi đã chọn được giống lúa phù hợp, ngâm lúa vào bồn ngâm và quan sát để vớt hết các hạt lép, hạt lửng ra.
- Ngâm hạt giống trong vòng 30 đến 36 giờ và xả nước, rửa sạch hạt giống.
- Kiểm tra đến khi hạt giống hết mùi chua là đã có thể mang đi gieo sạ.
Gieo sạ hạt giống:
- Với các nhà nông chuyên nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm có thể gieo sạ bằng cách vãi tay.
- Tuy nhiên, diện tích trồng lúa vụ Đông Xuân lớn, nguồn nhân lực ít thì nên chọn hình thức gieo sạ bằng máy.
- Hiện nay còn có dịch vụ gieo sạ lúa bằng máy bay nông nghiệp hoặc máy sạ cụm được thực hiện bởi các dịch vụ chuyên hỗ trợ nhà nông trồng trọt.
Kỹ thuật tưới tiêu nước cho lúa vụ Đông Xuân
Để lúa vụ Đông Xuân có sinh trưởng tốt, sản lượng cao thì công cuộc tưới tiêu nước vô cùng quan trọng. Nhà nông nên thiết lập các hệ thống kênh mương thủy lợi chuyên nghiệp để dẫn nước vào ruộng thông qua các thiết bị như máy bơm nước.
Đặc biệt là quản lý chất lượng nguồn nước trước khi nguồn nước này đi vào hệ thống kênh mương để dẫn đến các ruộng lúa. Nước không an toàn có thể mang theo mầm bệnh dẫn đến các bệnh trên lúa. Đặc biệt là nếu nước độc hại thì có thể làm chậm quá trình sinh trưởng của lúa, ảnh hưởng đến cả sản lượng và chất lượng lúa.
Cách tưới tiêu nước tốt nhất cho vụ lúa Đông Xuân là nên dùng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ. Cụ thể:
- Trước giai đoạn trổ chỉ tưới nước ngập khô xen kẽ. Nên tưới ngập 5cm khi mặt nước xuống thấp dưới mặt đất 15cm.
- Giai đoạn lúa trổ cũng bơm nước vào ruộng tối đa 5cm và kiểm soát mực nước này liên tục trong thời gian lúa trổ bông.
- Đến giai đoạn sau trổ sẽ thực hiện lại kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ như giai đoạn trước khi trổ bông.
- Trước khi thu hoạch 7 đến 10 ngày, để công việc thu hoạch diễn ra dễ dàng nên rút nước trong ruộng ra ngoài.
Kỹ thuật bón phân chăm sóc lúa vụ Đông Xuân
Bón phân là giai đoạn rất quan trọng giúp lúa sinh trưởng khỏe, hạn chế sâu bệnh và cho sản lượng lúa cao, chất dinh dưỡng nhiều trong từng hạt lúa. Để bón phân cần chú trọng đến hàm lượng phân bón NPK cho từng điều kiện đất khác nhau. Phân bón nên tìm mua của các nhà máy phân bón uy tín, chất lượng để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Bón phân chia làm 3 giai đoạn cho kết quả bón phân vượt trội như sau:
- Giai đoạn bón lót: Nếu ruộng rau bị nhiễm phèn, bà con nên bón lót phân để làm giảm độ chua của đất. Phân bón thích hợp cho giai đoạn này là phân lân, lượng bón khoảng 400 kg/ha, với những ruộng đấtbị nhiễm phèn nặng thì có thể bón tăng hàm lượng hơn từ 600-700 kg/ha.
- Giai đoạn bón phân đợt 1: Thời gian bón phân vào khoảng 7 – 10 ngày sau cấy, bà con sử dụng hỗn hợp các loại phân NPK Hà Lan 20 – 20 – 15 + TE, lượng phân là 150 kg/ ha hoặc có thể bón HS-997 với lượng phân bón 150 – 200 kg/ ha. Cần bón mạnh ở giai đoạn đầu mục đích để giúp cho cây phát triển bộ rễ và đẻ nhiều nhánh hơn, tăng năng suất. Nếu ruộng là đất phèn thì nên bón nhiều lân để giảm ngộ độc phèn, đồng thời tăng khả năng chịu đựng của cây. Phân bón cho vụ đông xuân trong giai đoạn này sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt.
- Giai đoạn bón phân đợt 2: Thời gian bón từ 20 – 22 ngày cấy. Sử dụng loại phân bón HS-998 với lượng bón thích hợp nhất là khoảng 200 – 250 kg/ ha, hoặc bón NPK tổng hợp với lượng bón khoảng 200kh/ ha, tỷ lệ 20 – 20 – 15 + TE. Giai đoạn này cây muốn đẻ nhánh, phát triển bộ lá thì cần nhiều đạm và lân hơn, do đó bà con cần bón tập trung để chuẩn bị cho giai đoạn trổ đòng.
- Giai đoạn bón phân đợt 2: Thời gian từ 40 – 45 ngày sau khi cấy, bón phân HS-999 với lượng bón là 150 – 200 kg/ ha, cần bón nhiều kali để giúp cho cây đạt hiệu quả cao nhất. Hoặc bà con cũng có thể bón phân K30 với lượng bón khoảng 150 kg/ ha.
Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh
Tưới tiêu nước và bón phân rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cây lúa để tăng sản lượng lúa. Tuy nhiên các loại bệnh có thể gây hại cho vụ lúa Đông Xuân cũng có thể khiến lúa phát triển chậm, chất lượng lúa kém, sản lượng lúa thấp. Vì thế hãy thường xuyên quan sát ruộng đồng và chăm sóc các loại sâu bệnh trên lúa.
Trên là tất cả những thông tin về kỹ thuật chăm sóc lúa vụ Đông Xuân, hy vọng có thể giúp bà con có kiến thức hữu ích để nâng cao năng suất của lúa. Chúc bà con nhà nông có một vụ lúa Đông Xuân khỏe mạnh để thu được sản lượng lúa tốt, chất lượng lúa cao!