Chứng chỉ số SSL là công nghệ tiêu chuẩn, cho phép thiết lập và kết nối với các mã hóa an toàn giữa máy chủ web và trình duyệt web. Để tìm hiểu kỹ hơn về SSL thì bạn hãy tham khảo ngay bài viết do Azonnal cung cấp dưới đây nhé.
Chứng chỉ SSL là gì?
Nếu bạn chưa biết về SSL thì đây là chứng chỉ bảo mật an ninh công nghệ trên toàn cầu có khả năng thiết lập chuỗi mã code giữa trình duyệt với server website.
Khi bạn sở hữu chứng chỉ SSL thì mọi quá trình trao đổi dữ liệu giữa máy chủ và trình duyệt sẽ được bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Với tốc độ phát triển mạnh của thị trường nói riêng và công nghệ thông tin nói chung thì việc tích hợp chứng chỉ SSL vào website là điều vô cùng cần thiết, nhất là trong lĩnh vực bán hàng, ngân hàng và các sàn thương mại điện tử.
SSL hoạt động như thế nào?
Giao thức SSL được phát triển tại Netscape ra đời với mục đích bảo mật các giao dịch thương mại điện tử trên web. Từ đó yêu cầu mã hóa bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng và đồng thời xác thực, đảm bảo tính an toàn cho giao dịch.
Chứng chỉ SSL không phải là giao thức đơn lẻ, mà là một tập hợp các thuật toán được chuẩn hóa nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ bảo mật dưới đây:
- Xác thực server: Khi này máy chủ sẽ tiến hành xác thực danh tính mà server muốn kết nối. Đồng thời phía browser sẽ sử dụng các kỹ thuật mã hóa công khai để chắc chắn certificate và public ID của server là thực, được cấp bởi CA. Điều này vô cùng quan trọng với người dùng, trong đó phải kể tới gửi mã số thẻ ngân hàng thông qua trang web.
- Xác minh Client: Nhiệm vụ của server là xác thực danh tính của người dùng muốn kết nối. Sử dụng các kỹ thuật mã hóa công khai, nhằm mục đích kiểm tra xem certificate với public ID có giá trị thực không và được cấp bởi CA tin cậy hay không. Lúc này cần bảo đảm thông tin không bị đối tượng thứ 3 truy cập tránh bị ăn cắp thông tin.
- Mã hóa kết nối: Hầu hết các thông tin trao đổi giữa Client với Server đều sẽ được mã hóa trên đường truyền để tăng tính bảo mật. Điều này vô cùng quan trọng, nhất là khi hai bên phát sinh giao dịch riêng tư, đòi hỏi độ bảo mật cao. Khi này, bạn cũng cần bảo đảm thông tin truyền tải giữa người dùng với máy chủ, thể hiện chính xác thông tin gốc đã gửi đến.
Chúng chỉ SSL sẽ được chia thành 2 giao thức con, cụ thể như sau:
- Giao thức SSL record: Sử dụng để xác định danh tính người dùng và định dạng truyền tải dữ liệu.
- Giao thức con SSL HandShake: Sử dụng SSL record protocol để trao đổi thông tin giữa server và client ở lần đầu thiết lập kết nối SSL.
Phân loại các chứng chỉ SSL
- CA (Certificate Authority): CA được biết tới là tổ chức phát hành chứng chỉ cho các doanh nghiệp, cá nhân, phần mềm, người dùng, mã code hoặc máy chủ. Khi này, nhà cung cấp sẽ chứng thực số được xem là bên thứ 3, có vai trò hỗ trợ cho toàn bộ quá trình truyền tải và trao đổi thông tin an toàn. Chứng thực này đạt tiêu chuẩn của toàn cầu vì được CA uy tín nhất thế giới cung cấp.
- DV SSL (Domain Validation): Đây là một dạng chứng chỉ SSL cơ bản dành riêng cho doanh nghiệp, cá nhân và được xác minh thông qua chủ sở hữu tên miền. Quá trình xác thực chỉ mất 5- 10 phút là bạn có thể cài đặt DV SSL vào website được rồi. Tuy nhiên, chứng chỉ này chỉ cung cấp một số các nhận dạng SSL, phù hợp cho những trang website không quan trọng, không đòi hỏi bảo mật cao.
- OV SSL (Organization Validation): Đây là chứng thực số SSL được xác minh qua thông tin của doanh nghiệp. Khi lựa chọn chứng chỉ này thì CA sẽ yêu cầu chủ sở hữu tên miền xác minh. Đặc biệt, OV SSL còn cung cấp các thông tin nhận dạng doanh nghiệp, phù hợp với các trang web yêu cầu tính xác thực cao.
- EV SSL (Extended Validation): EV là chứng chỉ mở rộng của OV SSL, nó phù hợp các các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, chi phí của nó cực đắt và chỉ hiển thị tên doanh nghiệp, cá nhân hoặc tên tổ chức trên thanh trình duyệt mà thôi. Để được xác minh danh tính thì người dùng phải chờ khoảng vài ngày cho đến vài tuần. Hiện nay, các trình duyệt mới không hỗ trợ chứng chỉ này nữa.
- SANs SSL (Subject Alternative Names): SANs SSL là chứng chỉ đa miền, dễ cài đặt cũng như quản lý chứng chỉ SSL. Điểm đặc biệt ở chứng chỉ Sans là có tính bảo mật cao, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của máy chủ, giảm thiểu chi phí sử dụng SSL cho từng tên miền. Ngoài ra, SANs SSL còn có khả năng tích hợp với các chứng chỉ SSL của GlobalSign. Trong đó phải kể tới EV SSL, DV SSL và OV SSL.
- Wildcard SSL (Wildcard SSL Certificate): Wildcard SSL có nhiệm vụ bảo vệ trang website khỏi tình trạng rò rỉ hay thay đổi thông tin khi truyền tải đến cho khách hàng. Một trong những điểm nổi bật của Wildcard SSL đó chính là tối ưu chi phí, thời gian nhưng vẫn bảo đảm được khả năng bảo mật của website. Một điểm lưu ý là Wildcard chỉ cho phép bảo vệ subdomain không giới hạn khi nó trong cùng một cấp.
Tại sao SSL đóng vai trò đặc biệt trong quy trình SEO?
Theo kinh nghiệm của công ty Mona SEO – đơn vị chuyên SEO uy tín hiện nay cho biết, khi website bắt đầu hoạt động trên thanh công cụ tìm kiếm và không được SSL bảo mật, thì sẽ tạo điều kiện cho hacker truy cập và đánh cắp thông tin dữ liệu giữa server và website.
Để tránh tình trạng này xảy ra thì bạn hãy sở hữu ngay chứng chỉ Secure Sockets Layer để bảo vệ an toàn cho người dùng. Ngoài ra còn một số ưu điểm của chứng chỉ này như dưới đây.
Chứng chỉ SSL giúp trang Web đạt thứ hạng cao trên TOP Google
Đến thời điểm hiện tại thì số lượng website ngày càng nhiều trên thanh công cụ tìm kiếm thì Google sẽ đánh giá cao những trang website sử dụng SSL Certificate.
Việc bảo mật an toàn cho website sẽ giúp cho người dùng truy cập an toàn, là tiền đề cho Google đánh giá và ưu tiên trang website của bạn hơn.
Để có thể hỗ trợ người dùng tiếp cận nội dung chất lượng, phù hợp và an toàn thì bạn hãy sử dụng ngay chứng chỉ SSL đi nhé. Mọi giao thức đều sẽ được Google cảnh báo đến cho quản trị viên để họ có thể khắc phục các lỗ hổng bảo mật, phòng hacker xâm nhập một cách kịp thời.
Nói tóm lại, việc đăng ký chứng chỉ SSL cho website sẽ góp phần hỗ trợ SEO website hiệu quả hơn, trang web của bạn dễ dàng lên top tìm kiếm hơn. Ngoài ra để việc tối ưu hóa web tốt hơn, các bạn nên cân nhắc sử dụng dịch vụ SEO từ các Agency uy tín trên thị trường hiện nay.
Tăng tính bảo mật trong trình duyệt
Chứng chỉ SSL có nhiệm vụ mã hóa dữ liệu trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa website và người dùng. Điều này sẽ giúp cho thông tin người dùng không bị lộ ra ngoài, trừ khi hacker xâm nhập vào.
Mỗi một SSL Certificate đều sẽ được tích hợp cho các trang web khác nhau và được các cơ quan chức năng cấp phát khi doanh nghiệp được xác minh danh tính.
Chứng chỉ SSL tăng tỷ lệ chuyển đổi
Việc website tích hợp chứng chỉ SSL không chỉ giúp cho trang web không bị sập khi hacker xâm nhập, mà ngược lại tạo ra môi trường thân thiện và hỗ trợ cho người dùng lướt web an toàn hơn. Tăng tỷ lệ chuyển đổi còn giúp cho lưu lượng truy cập tích cực hơn về số lượng và chất lượng.
Khi này, Google sẽ chú ý đến và xếp thứ hạng cao cho website có Secure Sockets Layer Certificate, thu hút lượng truy cập từ người dùng nhiều hơn.
Cải thiện tốt lượng truy cập
Theo thống kê từ có hơn 90% người dùng nhận thấy Website không an toàn khi không được SSL Certificate bảo mật. Thường thì họ sẽ không muốn để lại bất kỳ thông tin nào trên website cả, bởi độ tin cậy không có và khả năng rò rỉ thông tin cao.
Kết luận
Ở bài viết trên đây thì chúng tôi cũng đã chia sẻ cho bạn các thông tin về chứng chỉ SSL và vai trò của chứng chỉ Secure Sockets Layer đối với SEO. Mong rằng các thông tin được chúng tôi chia sẻ bên trên là những thông tin bổ ích nhất dành cho bạn, giúp bạn dễ dàng tối ưu SEO hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm:
- Top 10 dịch vụ đăng ký HTTPS, SSL cho website giá rẻ tối ưu
- Làm thế nào để tăng cường độ bảo mật cho website hiệu quả
- Hosting là gì? Những điều nên lưu ý khi mua bán Hosting