Sơ cứu vết thương mạch máu là một kiến thức rất quan trọng mà chúng ta cần phải nắm chắc.Việc nắm rõ cách sơ cứu này sẽ giúp bạn có thêm kỹ năng để tự cứu bản thân mình và giúp đỡ những người xung quanh khi gặp phải một số vết thương đáng lo ngại. Trong bài viết này, hãy cùng Azonnal tìm hiểu về các kỹ thuật cần thiết để xử lý vết thương mạch máu nhé.
Thế nào là vết thương mạch máu?
Vết thương mạch máu là những vết thương làm rách, đứt, mất đoạn các mạch máu chính ở các phần khác nhau của cơ thể gây ra hiện tượng chảy máu ồ ạt. Ngoài ra, một số vết thương cũng được xem là vết thương mạch máu như vết thương phần mềm diện rộng gây chảy máu, mất máu nhiều và nhanh.
Vết thương mạch máu được xem là một trường hợp cần cấp cứu ngoại khoa hay gặp trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và trong lao động,… Nếu chẳng may bị các vết thương vùng mạch máu cần áp dụng ngay các biện pháp sơ cứu đặc biệt để cầm máu tạm thời và cũng như để cứu sống tính mạng người bị thương.
Vết thương mạch máu có nguy hiểm không?
Đối với vết thương mạch máu nếu không được sơ cứu cầm máu kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm độc, co rút cơ, hoại tử, di chứng phình động mạch và thông động – tĩnh mạch,…
Đặc biệt, vết thương mạch máu có thể khiến nạn nhân tử vong nhanh chóng do những nguyên nhân như nhiễm khuẩn huyết, uốn ván, hoại tử hoặc sốc nhiễm độc do chuyển hóa yếm khí và sốc mất máu do không sơ cứu kịp thời.
Nguyên tắc khi sơ cứu vết thương mạch máu
Khi xử lý vết thương mạch máu bạn cần đảm bảo hai nguyên tắc cơ bản sau:
- Khẩn trương, nhanh chóng: Nguyên tắc đầu tiên trong sơ cứu vết thương mạch máu này nhằm mục đích làm ngưng sự chảy máu vì thời gian càng lâu lượng máu chảy ra càng nhiều, sự chậm trễ trong sơ cứu cầm máu lâu dần sẽ mất nhiều máu và dẫn đến tình trạng bị sốc, thậm chí gây tử vong cho người bị thương.
- Đúng chỉ định theo tính chất của vết thương: Khi xử lý vết thương mạch máu bạn cần phải dựa vào tính chất chảy máu của vết thương để sơ cứu bằng những biện pháp cầm máu thích hợp như băng ép cho vết thương dập nát khối cơ lớn, băng nút cho vết thương đứt mạch máu ở trong sâu,…
Hướng dẫn sơ cứu vết thương mạch máu đơn giản
Dưới đây là một vài phương pháp xử lý vết thương mạch máu đơn gản mà bạn có thể tham khảo để áp dụng trong những lúc khẩn cấp:
Kỹ thuật sơ cứu đặt garô
Kỹ thuật sơ cứu vết thương mạch máu bằng cách đặt băng garô được áp dụng trong các trường hợp khoảng cách tại nơi xảy ra tai nạn gần bệnh viện, đảm bảo rằng thời gian vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện dưới một giờ; chi bị dập nát không còn khả năng bảo tồn; đặt tạm thời trong một thời gian ngắn để chuẩn bị mổ.
Khi sơ cứu vết thương theo phương pháp này băng garô phải được đặt ở chỗ dễ nhìn thấy nhất, gần vết thương nhất, rồi ưu tiên đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất kèm theo phiếu ghi giờ đặt garô.
Sau đó, cứ qua một giờ phải nới lỏng garô trong vài phút để cho máu có thể chảy xuống để nuôi dưỡng phần dưới chỗ bị thương và lại tiếp tục thắt garô khi thấy máu bắt đầu chảy trở lại.
Gập chi
Đây là phương pháp sơ cứu vết thương mạch máu nhanh chóng và dễ làm. Tuy nhiên, sẽ gây đau cho nạn nhân nên không thực hiện được lâu và không thể áp dụng trong các trường hợp có gãy xương kèm theo.
Phương pháp này là thực hiện động tác gấp mạnh các đoạn chi lại với nhau, cánh tay với thân, đùi với bụng khiến cho động mạch bị gấp lại và bị các khối cơ bao quanh đè ép để cầm màu.
Đè ấn động mạch
Với phương pháp cầm máu bằng cách đè ấn động mạch cần dùng tay ép chặt lên đường đi của mạch máu phía trên (gần tim hơn vết thương). Khi thực hiện, có thể dùng cả nắm tay hoặc ngón tay để ấn động mạch tùy vào mức độ tổn thương và vị trí đè ấn. Vị trí thường để đè ấn động mạch như sau:
- Chi trên: Nếu chảy máu của động mạch dưới đòn ở vùng vai, cánh tay, tại hõm nách thì vị trí đè ấn ở sau xương đòn; nếu chảy máu của động mạch nách và động mạch cánh tay, thì đè ấn ở hõm nách và đè ấn tại bờ trong cơ nhị đầu, ở nếp gấp khuỷu nếu chảy máu của động mạch quay và động mạch trụ, ở vùng cẳng tay.
- Chi dưới: Đè án tại điểm giữa nếp bẹn, nếu chảy máu của động mạch đùi và đè ấn tại hõm kheo nếu chảy máu ở động mạch vùng cẳng chân.
Băng ép cầm máu
Với phương pháp sơ cứu vết thương mạch máu này chỉ cần dùng một cuộn băng hoặc một chiếc khăn gấp nhỏ lại thành một cục, sau đó đặt lên vết thương và băng ép lên trên để cầm máu.
Cuối cùng là dùng băng cuộn để băng chặt quanh chi cho đến khi không thấy máu thấm ra băng. Phương pháp này rất dễ thực hiện lại có tác dụng cầm máu rất tốt mà không gây hậu quả xấu đối với vùng bị tổn thương.
Có một lưu ý khi băng ép cầm máu là bạn phải sử dụng các vật liệu đảm bảo an toàn với vết thương để tránh vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo lựa chọn các vật liệu cầm máu CARECEL của công ty chỉ phẫu thuật CPT Sutures để hỗ trợ cầm máu mao mạch, động mạch và tĩnh mạch.
Sản phẩm vật liệu cầm máu CARECEL được làm từ Cellulose tái tạo oxi hóa, đã qua tiệt trùng và đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tiếp xúc trực tiếp lên vết thương.
Các vết thương mạch máu có thể dẫn đến nhiều tình huống nguy hiểm và cần được kiểm soát kịp thời để giảm nguy cơ tử vong hoặc gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì thế, việc nắm rõ cách sơ cứu vết thương mạch máu là một kỹ năng quan trọng mà ai cũng nên biết để có thể giúp đỡ mọi người trong tình huống khẩn cấp.