Kinh nghiệm kinh doanh giày dép hiệu quả bạn nên biết

Kinh nghiệm kinh doanh giày dép thành công

Thời trang là một lĩnh vực có tính thay đổi xu hướng và đào thải rất nhanh. Nó có thể thay đổi theo mùa, xu thế, theo lĩnh vực, ngành nghề hay thậm chí có thể thay đổi theo phong trào. Những người kinh doanh về thời trang nói chung hay giày dép nói riêng thường phải chịu áp lực rất lớn về nhiều mặt: chọn nguồn hàng, nhập hàng, cập nhật xu hướng, quản lý số lượng, mặt bằng, doanh thu, quảng cáo… Do đó, lập kế hoạch kinh doanh vững chắc được xem như tạo nền móng vững chắc để từ đó định hướng và kiến tạo hướng đi lâu dài. Dưới đây là một số kinh nghiệm kinh doanh giày dép hữu ích mà Azonnal muốn chia sẻ cho các bạn trẻ đang dấn thân vào lĩnh vực này.

Tổng hợp kinh nghiệm kinh doanh giày dép hiệu quả

1/ Chọn nguồn nhập hàng đáng tin cậy

Một nguồn hàng uy tín sẽ là cơ sở để bạn có những sản phẩm tốt mà kinh doanh dài hạn. Hiện nay nếu muốn tìm đầu mối bỏ sỉ giày dép thì bạn có thể thấy rất nhiều trên các blog, video hướng dẫn bán hàng online, có thể từ các chợ đầu mối, các mối buôn chuyên nghiệp, và rất nhiều các bạn trẻ hiện nay chọn trực tiếp nhập nguồn hàng từ Quảng Châu, Trung Quốc về vì nơi đây được mệnh danh là thiên đường hàng giá sỉ. Để nhập hàng Quảng Châu, bạn có thể sang tận nơi trực tiếp đánh hàng hoặc order online cho họ ship về.

Chọn nguồn hàng giày dép đáng tin cây

Mỗi hình thức đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Chẳng hạn nếu đi trực tiếp, bạn sẽ tốn thời gian, chi phí đi lại và ăn ở tại đấy, nhưng sẽ tự tay lựa chọn nhiều mặt hàng tốt và ưng ý. Còn với việc đặt hàng online qua các trang thương mại điện tử lớn, bạn sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, nhưng rủi ro về nhập hàng kém chất lượng hay hàng bị thất lạc rất cao.

Do đó, lời khuyên cho các người kinh doanh giày dép là hãy sang Quảng Châu tìm kiếm các mẫu ưng ý trước. Sau khi đã quen thuộc những kiểu mẫu được ưa chuộng, bạn có thể order online, tại các shop uy tín, nhận được 5 sao và đánh giá tích cực từ người dùng, đồng thời lựa chọn nhà vận chuyển uy tín như nhập hàng trung quốc Võ Minh Thiên để hạn chế tối thiểu rủi ro khi nhập hàng Trung Quốc cũng như vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam.

2/ Kinh doanh giày dép cần tránh hàng tồn kho

Hàng tồn kho là điều tối kỵ khi kinh doanh, đặc biệt là các mặt hàng có tính đào thải cao như giày dép hay quần áo, phụ kiện. Trong trường hợp bạn nhập về số lượng hàng quá lớn, sức mua lại giảm sút, điều đó dẫn đến dòng tiền eo hẹp, nếu để tồn kho quá nhiều sẽ khiến bạn phải chịu những tổn thất lớn về mặt doanh thu. Bên cạnh đó những mặt hàng như giày dép là những mặt hàng rất nhanh chóng bị “ lỗi mốt”, không hợp xu hướng, hàng tồn kho sẽ nhanh chóng bị xếp kho vĩnh viễn, không đẩy đi tiêu thụ được, ngay cả có thanh lý cũng sẽ lỗ vốn.

Chị Quyên, một chủ shop giày dép ở quận ba từng chia sẻ kinh nghiệm đau thương rằng ban đầu chị ham giá rẻ, vì đầu mối nhập hàng sẽ chiết khấu cao nếu chị nhập số lượng lớn. Chị nghĩ như vậy sẽ lãi to, nên đã đồng ý. Tuy nhiên, vì lấy với số lượng lớn khiến sản phẩm tại cửa hàng dư thừa, chị lỗ gần triệu đồng với lô hàng đó. Sau đó lô hàng đó cũng phải vất vả khuyến mãi lớn mới có thể bán đi hết, không để hàng tồn kho. Đó là bài học “đừng ham lợi ích nhỏ mà bỏ qua mục đích lớn” của chị.

Chị Quyên khuyên rằng, khi nhập hàng, chủ cửa hàng nên cân nhắc sức bán của cửa hàng, lấy với số lượng nhỏ để thăm dò thị hiếu, rồi sau đó sẽ tính tiếp, thậm chí nếu thỏa thuận đổi trả hàng được thì càng tốt. làm như vậy, người bán vừa xoay được vốn, lợi nhuận đem lại cao, tạo tâm lý quay trở lại đối với khách hàng.

3/ Chọn mặt bằng lý tưởng khi kinh doanh giày dép

Lựa chọn địa điểm để mở cửa hàng là công việc hết sức quan trọng. Như ông bà ta có câu “Thiên thời – địa lợi – nhân hòa”, vị trí tốt hay không có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của một cửa hàng thời trang. Không ít những thương hiệu thời trang lớn đã bỏ ra không ít chi phí mặt bằng để cửa hàng được tọa lạc trên các con đường mua sắm, ở ngã tư nơi có lưu lượng người qua lại đông.

Khi chọn mặt bằng để mở cửa hàng, bạn nên lựa chọn vị trí mở cửa hàng ở các khu buôn bán trung tâm, dù giá cả đôi khi có cao một chút, nhưng bù lại lượng khách ở đây là rất lớn, và họ có khả năng mua hàng cao. Nếu như không mở được ở khu trung tâm ít nhất shop giày dép của bạn cũng nên ở gần các khu tập trung đông dân cư hoặc các nơi có nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng qua lại.

Sử dụng dịch vụ mua hàng để để nhập hàng giày dép

Chẳng hạn nếu bạn bán giày thể thao, bạn nên lựa chọn mở cửa hàng gần các sân vận động, trung tâm thể dục thể hình. Nếu bạn bán giày cao gót thì đối tượng của bạn là chị em phụ nữ, mở cửa hàng gần một chuỗi spa, salon làm đẹp, cửa hàng mỹ phẩm… sẽ là thích hợp vì chị em phụ nữ thường sẽ mua sắm một lần với số lượng lớn, và ít khi kiềm lòng được khi tìm ra những mẫu giày ưng ý.

4/ Có nhiều ưu đãi phù hợp

Để kích cầu và giúp khách hàng biết đến cửa hàng nhiều hơn thì không thể thiếu các chương trình ưu đãi. Nhiều trung tâm thương mại, cửa hàng thương đưa ra những chương trình ưu đãi, giảm giá để thu hút khách hàng vào những dịp đặc biệt. Tuy nhiên, áp dụng như thế nào cũng là một sự khéo léo để vừa thu hút khách hàng, tăng doanh thu.

Nếu khuyến mãi không khéo sẽ gây phản cảm và khách sẽ sớm khai trừ cửa hàng của bạn ra khỏi danh sách ghé thăm. Bạn nên chọn những dịp đặc biệt để khuyến mãi, chẳng hạn dịp Valentine, dịp 8/3 hay những dịp Black Friday

Bên cạnh đó, nên khuyến mãi với giá thực, không nên tự động tăng giá sản phẩm rồi khuyến mãi xuống để đẩy giá lại như mức ban đầu. Kiểu khuyến mãi tặng kèm sản phẩm, giảm giá khi mua số lượng nhiều hay giảm giá theo điều kiện cũng là một ý hay. Khi ấy, không chỉ có khách hàng quen đến cửa hàng tìm mua mà những khách hàng mới cũng tìm đến.

5/ Không ép khách

Đây là “bệnh thường niên” của một số shop giày dép nói riêng cũng như shop kinh doanh nói chung. Thường các nhân viên bán hàng khi thấy khách vào, họ sẽ âm thầm đi theo, và đôi khi đưa ra những lời “tư vấn” bởi họ nghĩ rằng đó là giúp khách hàng, và tăng cao tỷ lệ mua sản phẩm từ họ.

Không ép khách hàng

Tuy nhiên đã từng có nhiều người mua chia sẻ họ cảm thấy không thoải mái, vì đôi khi họ muốn ngắm trước, rồi cân nhắc rất kỹ mới quyết định mua. Và khi đó, thái độ của nhân viên sẽ khác hẳn khi họ không mua. Hãy luôn tươi cười và cảm ơn ngay cả khi khách không mua hàng, tránh vồ cập, có những hành động tương tự như nài ép họ mua sản phẩm.

Hãy đặt mình vào vị trí người tiêu dùng, bạn sẽ hiểu được có những khách hàng khi muốn mua sản phẩm gì đó, họ đều cân nhắc rất lâu. Tươi cười và thoải mái, khách hàng sẽ ghé thăm cửa hàng lần sau và có thể mua hàng của bạn đấy.

6/ Tận dụng mọi kênh thông tin để quảng bá

Theo chia sẻ của Aliorder.vn thì hiện nay mặt hàng giày dép được không ít các shop thời trang kinh doanh, nên bạn không thể trông cậy vào “hữu xạ tư nhiên hương” như trước, mà cần tìm biện pháp giúp nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình. Những thông tin bạn có thể tận dụng mà không tính phí như website riêng của cửa hàng, Facebook, Instagram, Zalo…

Nếu cần đẩy mạnh hơn và bạn có ngân sách rộng rãi, hãy lên kế hoạch chạy quảng cáo trên các kênh đó, hoặc là tối ưu hóa website của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Nhu cầu tìm kiếm, tham khảo của khách hàng hiện nay trên Internet là rất lớn, do đó nếu tận dụng tốt, bạn có thể thu về một lượng khách tiềm năng đáng kể, giúp lan truyền thương hiệu giày dép của mình tốt. Nếu thực hiện các chiến dịch quảng cáo, cần lưu ý bạn phải nắm rõ đối tượng khách hàng mình hướng đến (giới tính, độ tuổi, sở thích, sự quan tâm, vị trí địa lý…) và thậm chí quan sát những chiến dịch mà đối thủ đang thực hiện để có cơ sở vững chắc.

Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích các bạn khi kinh doanh giày dép và chọn đúng chiến lược, đúng mặt hàng trend cũng như tìm được nguồn hàng giá tốt để có lợi thề về giá cũng như chất lượng. Chúc bạn thành công!