Khâu thẩm mỹ là gì? Khâu thẩm mỹ sau sinh là gì? Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn là gì? Và khâu thẩm mỹ khác gì với khâu vết thương bình thường? Bài viết sau, Azonnal sẽ chia sẻ với bạn thật chi tiết toàn bộ thông tin về chỉ khâu thẩm mỹ, cũng như những nguyên tắc cần biết sau khi khâu thẩm mỹ vết thương ở mặt, ở bụng.
Khâu thẩm mỹ là gì?
Khâu thẩm mỹ là gì? Khâu thẩm mỹ là một phương pháp sử dụng mũi khâu trong da. Bác sĩ thực hiện mũi khâu liên tục ở lớp bì, ngay dưới lớp biểu bì da. Phương pháp này giúp vết chỉ khâu không lộ rõ, thường chỉ có một đầu chỉ thắt nút to được neo ở đầu vết mổ, làm cho vết thương lành nhanh mà hầu như không để lại sẹo trên bề mặt da.
Tuy nhiên, khâu thẩm mỹ không phải là phương pháp phù hợp cho mọi trường hợp. Nó chỉ thích hợp khi có vết mổ, vết thương sạch ở các vùng không bị căng, co kéo nhiều như vùng bụng, mặt, hoặc bẹn…
Đồng thời, để đảm bảo kết quả tốt nhất, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng đúng và chăm sóc vết thương một cách cẩn thận. Quá trình chăm sóc hậu phẫu được thực hiện đúng cách sẽ giảm nguy cơ xuất hiện sẹo và đảm bảo vết thương lành mạnh.
Xem thêm: Nâng Cơ Mặt Là Gì? Cách Nâng Cơ Trẻ Hóa Làn Da
Có bao nhiêu loại khâu thẩm mỹ đang thịnh hành hiện nay?
Khi đã biết về khâu thẩm mỹ là gì, tiếp theo bạn cần nắm rõ về các loại khâu thẩm mỹ hiện nay. Cùng tiếp tục theo dõi thông tin sau đây.
Khâu thẩm mỹ tại khu vực vùng mặt
Khâu thẩm mỹ là gì? Khâu thẩm mỹ vùng mặt là một kỹ thuật chuyên dụng được áp dụng cho việc xử lý các vết thương trên khuôn mặt, cũng như trong quá trình điều trị y tế và phẫu thuật thẩm mỹ. Do nhu cầu thẩm mỹ và đặc tính ít co kéo của da trên khuôn mặt, phương pháp khâu thẩm mỹ tỏ ra vô cùng hiệu quả, giảm thiểu khả năng tạo ra sẹo đối với khuôn mặt của bệnh nhân sau khi hồi phục hoàn toàn.
Điều này không chỉ giúp tái tạo da một cách tối ưu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành của vết thương, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ của khuôn mặt được duy trì sau mỗi ca phẫu thuật. Kỹ thuật này đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng mong đợi của bệnh nhân, mang lại kết quả tự nhiên và hài hòa mà không để lại dấu vết đáng kể.
Khâu thẩm mỹ có phải cắt chỉ không? Việc có phải cắt chỉ hay không sẽ phụ thuộc vào chỉ khâu của bạn, nên bạn sử dụng chỉ tự tiêu thì không cần phải cắt chỉ, còn nếu bạn sử dụng chỉ không tiêu thì sau 1 tuần bạn bắt buộc phải đến bệnh viện để tháo chỉ.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Sơ Cứu Vết Thương Mạch Máu Đơn Giản
Khâu thẩm mỹ tại vết thương hoặc vết phẫu thuật
Đối với vết thương và vết phẫu thuật ở các khu vực khác trên cơ thể, lựa chọn phương pháp khâu thẩm mỹ cần dựa trên tình trạng cụ thể của vết thương.
Khâu thẩm mỹ là gì? Quyết định sử dụng khâu thẩm mỹ thường được đưa ra khi vết thương có kích thước dài hơn 1.5 cm hoặc rộng 0.5 cm. Trong trường hợp vết thương sạch sẽ, không có dấu hiệu nhiễm trùng hay biểu hiện bất thường, và da xung quanh không bị căng hoặc co kéo nhiều, việc áp dụng kỹ thuật khâu thẩm mỹ là một lựa chọn hợp lý để giảm thiểu khả năng xuất hiện sẹo xấu.
Tuy nhiên, trong những trường hợp ngược lại, khi vết thương có các dấu hiệu bất thường, việc ưu tiên lựa chọn phương án điều trị khác là quan trọng để đảm bảo an toàn, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng, và hỗ trợ quá trình lành của vết thương hoặc vết mổ một cách hiệu quả.
Cách thức thực hiện khâu thẩm mỹ là gì?
Khâu thẩm mỹ là gì và cách thức thực hiện như thế nào sẽ được Azonnal chia sẻ chi tiết sau đây.
Nguyên tắc chung
Quá trình khâu được thực hiện theo từng lớp giải phẫu học, bao gồm cân – cân, cơ – cơ, mô dưới da – mô dưới da, và da – da. Việc áp dụng khâu theo từng lớp này giúp đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các khoảng chết dưới đường khâu.
Đối với hai mép da, sự ráp chính xác là yếu tố quan trọng. Chúng cần được đặt đúng vị trí, khớp và kín đáo với nhau, không tạo ra sự lộn xộn hoặc quặp vào bên trong. Sau khi khâu, hai bờ mép vết thương hoặc vết mổ phải duy trì sự đồng đều, không có hiện tượng so le.
Khi siết chỉ, cần áp dụng lực vừa đủ để đảm bảo sự khép kín của hai mép da. Việc tránh siết chỉ quá lỏng, làm cho vết thương vẫn bị hở, hoặc siết quá chặt, có thể gây tụ máu và tạo ra sẹo không mong muốn, là những biện pháp quan trọng để đạt được kết quả khâu tốt nhất.
Xem thêm: Cách Xử Lý Vết Thương Vùng Hàm Mặt Nhanh Chóng
Chuẩn bị dụng cụ
Khâu thẩm mỹ là gì và cần dụng cụ ra sao? Chỉ phẫu thuật có hai lựa chọn cơ bản là chỉ tự tiêu và chỉ không tiêu, mỗi loại đều mang những ưu nhược điểm riêng, do đó, việc lựa chọn loại chỉ phù hợp tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể, loại phẫu thuật, và vị trí trên cơ thể.
Kích thước của sợi chỉ thường được chọn là chỉ số 3/0. Tuy nhiên, ở vùng mặt, có thể sử dụng sợi chỉ nhỏ hơn, từ số 4/0 đến 6/0 để đảm bảo kết quả mịn màng và thẩm mỹ.
Về kim phẫu thuật, nên sử dụng kim tam giác như kim Ultraglyde có phủ silicon XtraCoat. Loại kim này có đầu và thân kim vát nhọn theo tỉ lệ hình học đặc biệt, có khả năng xuyên cắt tốt, phù hợp với đặc tính của mô da.
Khi sử dụng kẹp phẫu tích có mấu (kẹp da), loại kẹp giống nhíp thường được ưa chuộng. Nó thường được kết hợp với kẹp mang kim, giúp giữ chặt kim, kẹp và duy trì vị trí đúng khi tiến hành quá trình khâu. Kẹp mang kim, với phần thân cứng hẹp dài và đầu có nhiều răng mịn đan chéo, được sử dụng để giữ chặt kim khâu, đảm bảo quá trình làm việc diễn ra một cách chính xác và hiệu quả.
Tiến hành khâu
Quá trình thực hiện khâu có thể sử dụng nhiều loại mũi khâu cơ bản khác nhau, và quyết định chọn loại nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí vết thương, yếu tố thẩm mỹ, và đặc điểm của vết thương hoặc vết phẫu thuật. Khoảng cách giữa các mũi khâu thường được duy trì trong khoảng 1 – 10 mm để đảm bảo không có khoảng hở.
Trong quá trình thực hiện, tay trái sử dụng kẹp phẫu tích để giữ mép da tại vị trí khâu, trong khi tay phải cầm kẹp mang kim để thực hiện thao tác.
Các loại mũi khâu bao gồm:
- Mũi khâu rời: Sau mỗi mũi khâu, chỉ được buộc lại và cắt gọn, không tác động lẫn nhau.
- Mũi khâu liên tục: Cột chỉ không cắt sau mỗi mũi khâu, giữ chỉ để thực hiện tiếp các mũi khâu kế tiếp. Chỉ được thắt lại một lần khi kết thúc các vết khâu.
- Mũi khâu đệm ngang: Xuyên mũi kim qua hai bờ da, sau đó thêm một mũi sát hai phía mép da theo chiều ngược lại. Phương pháp này thích hợp cho da mỏng, chùng, hoặc nhão.
- Mũi khâu trong da: Thực hiện giống như mũi khâu liên tục nhưng ở lớp bì, ngay sát lớp biểu bì của da. Đây là phương pháp phổ biến nhất cho khâu thẩm mỹ.
- Phương pháp dán: Sử dụng kỹ thuật khâu vắt cho các lớp dưới da và sử dụng băng dính hoặc keo dán sinh học cho lớp da ngoài cùng.
Cột chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành các mũi khâu, tuân theo nguyên tắc sử dụng kẹp ở giữa, trên sợi chỉ để tạo nút vuông, đảm bảo nút thắt nằm lệch sang một phía so với đường khâu.
Xem thêm: Nhổ Răng Khôn Bao Lâu Thì Phải Đi Cắt Chỉ?
Cách chăm sóc vết khâu thẩm mỹ sau khi phẫu thuật
Theo kinh nghiệm chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia Công ty CPT Sutures – đơn vị cung cấp các thiết bị y tế hàng đầu, để chăm sóc vết khâu thẩm mỹ sau khi phẫu thuật ta cần làm và tránh các việc sau đây.
Việc nên làm
- Khâu thẩm mỹ là gì và cần làm gì để chăm sóc vết thương? Sau khi thực hiện phẩu thuật khâu thẩm mỹ thì bạn cần phải chăm sóc cũng như vệ sinh vết thương đúng cách theo như chỉ định của bác sỹ, để mau lành và tránh nhiễm trùng.
- Ngoài ra, bạn cần áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, sử dụng các loại thực phẩm chức năng giàu protein để cung cấp dinh dưỡng can thiệt cho quá trình phục hồi, bổ sung đầy đủ các loại vitamin, chất sắt, chất khoáng.
- Bạn cũng cần vận động với một mức độ vừa phải, tránh làm ảnh hưởng đến vết thương gay ra chảy máu, lau lành.
Việc nên tránh hoặc hạn chế tối đa
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê để đảm bảo quá trình phục hồi của vùng bị thương.
- Bạn cũng cần hạn chế để ánh năng chiếu vào vết thương, vì ánh nắng có thể tăng sản xuất sắc tố melanin, làm tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm.
- Hạn chế hoạt động vận động mạnh hoặc tạo áp lực lớn lên vùng thương, để tránh tình trạng vết khâu bị nứt, rách. Điều này đặc biệt quan trọng để bảo vệ quá trình lành và đảm bảo rằng vết thương được lành lại một cách tốt nhất.
Bài viết trên, Azonnal đã chia sẻ với bạn toàn bộ những thông tin về khâu thẩm mỹ là gì cũng như sau khi khâu thẩm mỹ bạn cần phải lưu ý những gì. Hy vọng những thông tin trên mà Azonnal cung cấp sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn lựa chọn chỉ để khâu thẩm mỹ phù hợp.
Xem thêm: Mách bạn cách bấm huyệt trị ho viêm họng hiệu quả tại nhà