Trong sinh hoạt hằng ngày, nếu không cẩn thận, bạn có thể đối mặt với một số chấn thương ở vùng hàm mặt. Các chấn thương này có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, trong bài viết này hãy cùng Azonnal tìm hiểu kỹ các loại chấn thương, cũng như cách xử lý vết thương vùng hàm mặt nhanh chóng để có thể chủ động hơn trong việc sơ cứu nạn nhân và hạn chế được những diễn biến xấu có thể xuất hiện.
Chấn thương vùng hàm mặt là gì?
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể gặp những nguy cơ bị chấn thương vùng hàm mặt. Trường hợp này xuất hiện khi chúng ta gặp phải những sự cố ngoài ý muốn hoặc trong quá trình hoạt động như luyện tập, gặp tai nạn.
Đặc biệt, đối với những người lớn tuổi, chấn thương vùng mặt xuất hiện khi họ bị choáng, vấp ngã khi đi lại, do sức yếu. Trên thực tế, các chấn thương vùng hàm mặt vô cùng đa dạng như: Gãy răng, gãy xương hàm, rách da mặt,…
Ngay khi phát hiện các chấn thương, bạn cần biết cách xử lý vết thương vùng hàm mặt nhanh chóng. Sau đó, đưa nạn nhân đi cấp cứu để được điều trị kịp thời. Tránh những biến chứng nghiêm trọng, đáng tiếc xảy ra.
Một số nguyên nhân khiến vùng hàm mặt bị thương
Trước khi tìm hiểu về các loại vết thương hàm mặt, chúng ta nên quan tâm về nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Đa phần, các chấn thương xuất hiện đều xuất phát từ nguyên nhân chủ quan. Do đó, bạn hãy tự phòng tránh, bảo vệ tốt cho bản thân nhé.
Trong đó, tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây ra vết thương ở vùng hàm mặt. Nhất là đối với những người tham gia giao thông không tuân thủ quy tắc an toàn như không đội mũ bảo hiểm. Thói quen lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu,… là yếu tố làm tăng tỷ lệ tai nạn hằng năm.
Chính vì vậy, tốt nhất người dân nên thực hiện tốt luật lệ giao thông, lái xe an toàn, duy trì tốc độ cho phép để bảo vệ chính bản thân mình và an toàn cho người xung quanh. Ngoài tai nạn giao thông, thì tai nạn lao động là nguyên nhân thứ 2, dẫn đến vết thương vùng hàm mặt. Nguyên nhân này xảy ra do người lao động không tuân thủ theo nguyên tắc an toàn khi làm việc.
Hoặc doanh nghiệp chưa đảm bảo được sự an toàn cho người tham gia lao động. Đối với trường hợp này, bạn hãy cố gắng thực hiện theo đúng nội quy, trang bị vật dụng, đồ bảo hộ theo đúng quy định.
Ngoài ra, một số tai nạn xuất hiện trong sinh hoạt hằng ngày, do động vật cắn, hỏa khí,… có thể khiến bạn đối mặt với những vết thương vùng mặt. Do đó, các bạn hết sức cẩn thận, bởi các tác nhân gây ra chấn thương luôn có mặt ở khắp nơi.
Một số chấn thương phổ biến và cách xử lý vết thương vùng hàm mặt
Có rất nhiều loại chấn thương vùng hàm mặt, tuy nhiên chúng được xếp vào 2 dạng chính, đó là chấn thương phần mềm và chấn thương phần cứng.
So với chất thương phần cứng, cụ thể là xương thì vết thương vùng hàm mặt xảy ra ở bên ngoài mặt và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, các vết thương bên ngoài nếu không được chăm sóc kỹ, lại có thể hình thành sẹo gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Một số vết thương vùng hàm mặt thường gặp như: Rách da, xây xát ngoài da,… Trong đó, vết thương rách da khá nguy hiểm, nhất là những vết thương sâu tới gần sát xương và gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Cách xử lý vết thương vùng hàm mặt nhanh chóng như sau:
- Làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc povidine. Điều này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các mảnh vụn khỏi vết thương, giúp vết thương lành nhanh hơn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Dùng vật liệu cầm máu để cầm máu vết thương và gạc sạch để băng bó vết thương. Giúp bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và các tác động vật lý.
- Chườm đá xung quanh vết thương trong vòng 20 phút, mỗi lần 3-4 lần một ngày. Điều này sẽ giúp giảm đau, sưng và bầm tím. Tuyệt đối không để nước dính vào miệng vết thương hở, vì có thể gây ra nhiễm trùng.
- Uống thuốc giảm đau, kháng viêm (Nếu có) theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Một số trường hợp bệnh nhân phải đối mặt với vết bỏng do hỏa khí hoặc gây ra. Đây là các loại chấn thương hàm mặt thường gặp, thường phải mất nhiều thời gian bình phục, bệnh nhân phải kiên trì và điều trị theo đúng hướng dẫn, phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Chấn thương xương thường khá nghiêm trọng, xuất hiện ở hàm trên hoặc hàm dưới bất kỳ. Các triệu chứng chung là: Sưng và đau ở khu vực gãy xương, phù nề. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Chấn thương vùng hàm trên thường ảnh hưởng tới bộ phận mắt, má của bệnh nhân và gây ra một số hậu quả nghiêm trọng, ví dụ như tình trạng thị lực suy giảm, thậm chí là mù lòa… Trong khi đó, xảy ra ở vị trí hàm dưới sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi nhai, nuốt thức ăn hay đơn giản là hoạt động há miệng.
Nếu bạn bị chấn thương vùng hàm mặt, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Kinh nghiệm khi xử lý vết thương vùng hàm mặt
Với những người gặp các chấn thương gây chảy máu, cầm máu tạm thời là việc vô cùng cần thiết. Sau đó, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và tiếp tục điều trị. Sau khi gặp vết thương vùng hàm mặt, nhiều người sẽ cảm thấy đầu óc choáng váng. Trong tình huống này, bạn nên xử lý bằng cách để họ nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Tốt nhất, hãy để người bệnh nên được đặt nằm thấp đầu tại không gian rộng, thoáng đãng.
Nếu phát hiện bệnh nhân bị ngạt thở khi gặp phải chấn thương ở vùng hàm mặt. Chúng ta hãy cố gắng khai thông đường thở cho họ. Đây là cách duy nhất để gia tăng chỉ số sinh tồn cho bệnh nhân, nhằm hạn chế những biến chứng xấu nhất xuất hiện.
Trên đây là cách xử lý vết thương vùng hàm mặt nhanh chóng. Hy vọng sau khi đọc hết bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để xử lý tốt các tình huống mọi lúc, mọi nơi. Nếu có nhu cầu mua vật liệu cầm máu để sơ cứu vết thương thì bạn có thể liên hệ đến công ty CPT Sutures để mua nhé.