Suy giảm trí nhớ là một trong những căn bệnh phổ biến ở người già và được coi là căn bệnh nguy hiểm. Tình trạng này đang diễn ngày càng nhiều do tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam quá nhanh. Trong bài viết hôm nay, Azonnal sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật các thông tin liên quan về căn bệnh này.
Những điều cần phải biết về bệnh suy giảm trí nhớ
Bệnh suy giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi không phải là một bệnh mà là hội chứng lâm sàng. Do tổn thương hoặc thoái hóa của bộ não trong quá trình hình thành và phát triển. Theo các nghiên cứu, mỗi ngày có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị phá hủy và không có sự tái tạo để thay thế. Hiện tượng này thường bắt đầu từ độ tuổi 20 – 25 và xảy ra nhanh hơn từ khoảng 60 tuổi.
Thực tế, suy giảm trí nhớ là một quy luật của sự lão hóa mà hầu hết người cao tuổi đều gặp phải. Tuy nhiên, tình trạng này có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của họ. Đôi khi người cao tuổi không thể nhớ những điều rất quan trọng mặc dù đã cố gắng nhớ.
Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thậm chí dẫn đến các tai nạn không mong muốn cho người cao tuổi.
Nguyên nhân
Mặc dù bệnh mất trí nhớ ở người già có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có thể phân loại thành 3 nguyên nhân chính:
- Suy giảm trí nhớ do tuổi tác: Theo nghiên cứu, khi tuổi tác ngày càng cao cơ thể bị lão hóa nhanh hơn và đó có thể làm ảnh hưởng đến não bộ. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc ghi nhớ, tập trung và suy nghĩ. Vì vậy, nếu không được quan tâm và khơi gợi kỷ niệm thường xuyên, tình trạng suy giảm trí nhớ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Do bệnh lý: Ngoài tuổi tác, thì bệnh này còn có thể do các bệnh lý như: Viêm não, tai biến mạch máu não, bệnh Alzheimer, chấn thương đầu,… Tùy thuộc vào từng loại bệnh và trường hợp cụ thể, tình trạng giảm sút trí tuệ có thể kéo dài ngắn hạn hoặc dài hạn.
- Suy giảm trí nhớ do sử dụng thuốc chữa bệnh: Nhiều người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính phải sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc có tác dụng phụ tiềm ẩn, gây ra giảm sút trí nhớ nếu sử dụng trong thời gian dài.
Dấu hiệu
Một vấn đề về suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống của họ. Vì thế, cần chú ý đến các dấu hiệu của bệnh để phát hiện kịp thời và điều trị nếu cần thiết.
- Ở giai đoạn đầu, khi các tổn thương của bộ não còn ít người cao tuổi thường bị giảm trí nhớ ngắn hạn. Họ có thể quên đi các thông tin vừa mới tìm hiểu, hỏi đi hỏi lại một thông tin hoặc quên ngày tháng hay sự kiện quan trọng.
- Người mắc bệnh suy giảm trí nhớ sẽ bị lú lẫn về không gian và thời gian. Thậm chí có thể quên mất mình đang ở đâu và làm cách nào mình lại đến được đó.
- Khả năng diễn đạt giảm, gọi sai tên vật dụng và gặp khó khăn khi tìm từ ngữ diễn đạt, nói sai, viết sai.
- Gây khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày như ăn uống, vệ sinh cá nhân,…
- Không thể theo dõi và ghi nhớ các sự kiện, hoạt động xã hội quanh mình. Chẳng hạn như đội bóng họ yêu thích, diễn viên mà mình ngưỡng mộ,… Vì thế, họ có xu hướng thu mình trước các hoạt động xã hội.
- Người cao tuổi thường bực tức hoặc trở nên đa nghi, lo lắng nhiều hơn khi họ cảm thấy không thoải mái. Đây là những thay đổi tâm trạng và cảm xúc thất thường mà họ có thể trải qua.
Những cách phòng tránh bệnh suy giảm trí nhớ ở người già
Để cải thiện tình trạng bệnh cũng như kéo dài thời gian minh mẫn cho người già, thì cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:
Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa béo phì. Mà còn cải thiện tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ ở người già. Do đó, cần dành ít nhất 2 tiếng mỗi ngày cho các hoạt động thể chất như đi bộ nhanh hoặc thể dục nhịp điệu.
Ngoài ra, cân nhắc tập luyện thêm các bài thể dục mạnh hơn như chạy bộ, đá bóng, cử tạ, làm vườn,… Tuy nhiên, cần phải đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người và tuyệt đối không được tập thể dục quá sức.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Bạn cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là nếu trong gia đình có người mắc bệnh mất trí nhớ hoặc tim mạch. Việc kiểm tra sức khỏe giúp phát hiện nguyên nhân gây bệnh, từ đó xác định được phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp.
Ngoài ra, rèn luyện trí óc thường xuyên cũng rất quan trọng. Người cao tuổi có thể đọc sách báo, cập nhật thông tin, khám phá cuộc sống trong khả năng của mình. Đồng thời chơi các trò tư duy như cờ tướng, cờ vua hoặc thường xuyên dạy các cháu nhỏ trong nhà học tập. Đây là những hình thức tuyệt vời giúp não bộ được hoạt động thường xuyên và hạn chế quá trình suy giảm trí nhớ.
Hạn chế căng thẳng
Không chỉ cần tập luyện thể chất và rèn luyện trí óc mà còn cần tạo niềm vui và loại bỏ căng thẳng trong cuộc sống. Để làm được điều này, bạn nên dành thời gian cho những hoạt động thú vị, giải trí mà mình yêu thích. Chẳng hạn như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, đi du lịch, giao lưu với bạn bè,…
Hơn nữa, bạn cũng nên học cách giải quyết căng thẳng bằng cách tập trung vào những suy nghĩ tích cực. Đồng thời áp dụng kỹ năng thở và thư giãn như yoga, massage,… Việc giữ tinh thần luôn vui vẻ, hạnh phúc sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi.
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng
Đối với bệnh nhân suy giảm trí nhớ, chế độ ăn uống phải tuân thủ một số quy tắc như sau:
- Hạn chế ăn nhiều mỡ động vật chứa nhiều cholesterol. Ví dụ như nội tạng, thịt mỡ. Thay vào đó, nên bổ sung chất béo omega-3 từ các loại cá để tăng cường tế bào não chống lão hóa. Nhu cầu năng lượng từ chất béo nên ở mức dưới 25% tổng nhu cầu hàng ngày.
- Tăng cường sử dụng các loại rau và hoa quả sẫm màu như cải bó xôi, cà chua, cà rốt, mận,… để ngăn chặn sự lão hóa của não bộ.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng. Ví dụ như folate và vitamin B12 để lượng giảm homocysteine – chất gia tăng nguy cơ bệnh Alzheimer và các bệnh liên quan đến tim mạch.
- Bổ sung vitamin E và C để chống oxy hóa và bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương; axit folic để giảm chứng viêm và cải thiện lưu lượng máu đến não; PS (phosphatidylserine) để hạn chế nguy cơ suy giảm trí tuệ ở người già.
Đảm bảo ngủ đủ giấc
Để cải thiện sức khỏe não bộ, ngủ đủ giấc là rất quan trọng. Đối với người trưởng thành, nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm và giữ cho giấc ngủ đúng giờ. Tuy nhiên, tránh ngủ quá nhiều vào ban ngày để không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm. Đồng thời tránh tình trạng thức khuya dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Tạo không gian ở tối ưu
Không gian sống của người già cần được giữ sạch sẽ, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Đồng thời đảm bảo đủ ánh sáng và ít đồ đạc. Các vật dụng có thể gây nguy hiểm như đồ điện cần được để nơi cao để tránh người bệnh tự ý sử dụng và gây hại cho tính mạng của họ.
Ngoài ra, để kích thích trí nhớ cho người già suy giảm trí nhớ, thì không gian trong nhà nên treo nhiều hình ảnh kỷ niệm. Đồng hồ và lịch cũng nên chọn loại to và đặt ở nơi dễ nhìn để bệnh nhân biết ngày tháng và thời gian.
Gia đình và người thân cần thường xuyên trò chuyện với bệnh nhân để giúp họ duy trì liên lạc xã hội. Mặc khác bệnh nhân cũng nên mang vòng tay có đầy đủ thông tin liên lạc phòng khi đi lạc. Điều này giúp việc tìm kiếm họ trở nên dễ dàng hơn.
Mặt khác, nếu bạn là người quá bận rộn không có nhiều thời gian chăm sóc người già sa sút trí tuệ thì có thể gửi người thân mình đến các trung tâm chăm sóc người già như: Viện dưỡng lão tư nhân Bình Mỹ, Viện dưỡng lão Tuyết Thái,… để người cao tuổi được chăm sóc và cải thiện sức khỏe tốt nhất.
Lời kết
Suy giảm trí nhớ là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, do sự thay đổi tự nhiên của bộ não trong quá trình lão hóa. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này lại xuất hiện sớm hơn, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19. Vì vậy, nếu phát hiện người thân có dấu hiệu sa sút trí tuệ, thì hãy đến cơ sở y tế để được khám và hỗ trợ sớm.